Bồi bổ thẩm mĩ song hành với kiến thức nền

Sách nhà mình luôn đề cao những cuốn sách được minh hoạ bởi những bức tranh, ảnh có tính thẩm mỹ cao. Tiếp cận với các đẹp, từ hình thức đến nội dung, để luôn hướng đến cái đẹp, đó chẳng phải là mong muốn của tất cả chúng ta hay sao?

Bộ sách giáo khoa cách đay 100 năm của Việt Nam, luôn đảm bảo được các yêu tố đó. Kính mời các độc giả tham khảo qua bài viết của Kim Đồng – Tric thức trẻ dưới đây.
—————–


Tranh khắc gỗ là hình thức minh họa sách phổ biến tại Việt Nam vào thế kỉ 20. Trong VIỆT NAM TIỂU HỌC TÙNG THƯ, nghệ thuật tạo hình này đã được nhóm tác giả tận dụng triệt để vào từng bài đọc.

Các bức tranh minh họa thay đổi theo từng nội dung bài đọc. Bài đọc về luân lí, đạo đức thì vẽ tình huống; viết về những tấm gương anh hùng dân tộc thì phác họa chân dung; lồng ghép kiến thức tự nhiên, địa lí, vệ sinh thì vẽ cây cối, quả đất, các địa danh nổi tiếng,…

Lấy tranh vẽ làm lợi thế, con trẻ trông thấy khơi gợi cái thú muốn học và nhân đấy lại học được những sự vật thiết dụng hằng ngày. Còn người lớn ngắm tranh lại lấy làm thích cái nét dung dị, hồn nhiên mà trân trọng những cuốn sách xưa.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.