Tiếp tục mạch Làm sao để viết văn hay của học giả Nguyễn Hiến Lê, được tác giả Bàng Bá Lân đưa ra trong cuốn sách về Văn Thi sĩ hiện đại, chúng ta hãy lắng nghe những lời khuyên hữu ích:
“Nhưng ta phải để ý lựa những hình ảnh đẹp và tự nhiên. Muốn vậy, phải tránh những lỗi sau này:
Không được quá đáng mà hoá ra lố bịch.
Khi tạo hình ảnh, ta phải nói quá, nhưng nói cho có chừng. Thế nào là nói có chừng? Đây là chỗ “khả dĩ ý hội, bất khả dĩ ngôn truyền” của văn thơ. Bạn phải có óc thảm mỹ. Mà luyện óc thẩm mỹ thì chỉ có một cách là đọc nhiều tác phẩm có giá trị.
Khi ta ví cánh đồng lúa với một biển xanh, hoặc khi ta nói:
Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa
Thì hình ảnh của ta rất tự nhiên và hoa mỹ.
Nhưng nếu ta nói:
Mớ tóc xanh của Thần Nông nằm rạp dưới gió
Thì nghe không đươc chút nào!
Bạn hỏi: Tại sao?
Tôi xin chịu, không thể đáp. Lòng tôi thấy nó kỳ cuc mà óc tôi khống giảng nổi. Có lẽ tai hình ảnh đó làm tôi nghĩ rằng cái đầu của thần Nông sẽ tức cười lắm! Chỗ thì mọc sừng(nơi có núi Tản Viên, núi Tam Đảo chẳng hạn), chỗ thì hói(như trên sa mạc Sahara) và chõ nào có tóc thì tóc cũng chỉ ngắn ngủn như tóc một tên lính nhất mới cạo đầu được năm sau ngày. Vì bạn thử tưởng tượng mặt đất rộng như vây mà cây lúa thấp như thế thì có phải là thiếu cân xứng không?”
Vậy mà Xuân Diệu ví cảnh lá liễu với tóc xoã của một người đàn bà thì lại nên thơ:
“Răng liễu đìu hiu đứng chiu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”
Khó hiểu thay là văn thơ, phải không bạn?
(Luyện văn, Nguyễn Hiến Lê, trang 125-126) do Bàng Bá Lân trích dẫn.
Nguồn Bạn văm bạn mình!
Xin trân trọng chia sẻ./.
THÙY DƯƠNG