“Ta thường hiểu lầm chữ nhẫn nhục có nghĩa là đè nén hay cắn răng chấp nhận. Trong khi ý nghĩa của nó rất hay và gần gũi: chịu đựng. Chịu có nghĩa là đồng ý chấp nhận, đựng có nghĩa là cái khả năng dung chứa.
Chấp nhận mà không có khả năng dung chứa thì cũng như không. Dòng sông vì có cái dung lượng lớn hơn cái tôi gấp chục ngàn lần, nên nó mới chứa đựng đươc nhiều muối. Thi hào Nguyễn Du cũng đã từng nói “Có dung kẻ dưới mới là lượng trên”.Người có khả năng dung chứa đươc kẻ khác, dù kẻ ấy có như thế nào cũng không bao giờ ghét bỏ hay loại trừ thì đó mới đích thực là người lớn, người bề trên. Cho nên, nhẫn nhục không phải là thái đô hèn nhát, mà đó là sự thực tập mở rộng dung lượng trái tim để chữa đưng được những khó khăn lớn.
Ta không thể nói tội tình gì mình phải nhẫn nhục. Cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận theo ý ta đâu. Nếu ta không chuẩn bị sẵn một dung lượng trái tim khá lớn, thì sẽ có lúc ta phải gục ngã trước hoàn cảnh hay đánh mất người thương vì khả năng chấp nhận quá yếu kém của mình”
Trích #Hiểu_về_trái_tim
Hãy đọc và cảm nhận từng điều nhỏ bé mà lớn lao trong cuốn sách này, để xoa dịu tâm hồn và thẳng thắn nhìn nhận, chỉnh sửa bản thân. 50 chủ đề xoay quanh trạng thái cảm xúc, thái đô thường nhật của chúng ta trước cuộc sống, mỗi nội dung chỉ gói gọn trong 2 đến 3 trang sách, kết lại bằng khổ thơ 4 câu nhỏ xinh mà thật thấm. Xin chia sẻ với các bạn.
THÙY DƯƠNG