Ngày/nơi sinh: 14 tháng 4, 1948 (73 tuổi), Tôkyô, Nhật Bản
Sách: Một đêm giông bão
Phim: Stormy Night
Yuichi Kimura sinh năm 1948 tại quận Meguro, Tokyo. [i] Ông là một nhà văn Nhật Bản chuyên sáng tác cho thiếu niên, nhi đồng.
Lĩnh vực sáng tác của ông rất rộng, từ sách tranh, kịch, truyện cổ tích [ii], đến viết lời bài hát [iii], tiểu thuyết… Ông cộng tác tích cực với các chương trình truyền hình giáo dục dành cho độ tuổi mầm non, là nhà tài trợ khóa giảng dạy về sách tranh Yu-Yu, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Nữ sinh Junshin. [iv]
Tính đến tháng 7 năm 2020, ông đã có hơn 670 tác phẩm được xuất bản ở Nhật Bản và 310 tác phẩm được xuất bản trên thế giới, và nhiều cuốn sách bán chạy đã được trẻ em Nhật Bản và trên thế giới tìm đọc. [v]
Các tác phẩm tiêu biểu bao gồm bộ truyện “Stormy Nights” (NXB Kodansha) và “Akachan no Asobi ehon” (NXB Kaseisha). Ngoài ra là các bộ như “Kazegiri Tsubasa”, “Yorusuni Ikuhon Picture Book” (NXB Kodansha), “Secret of Wolf” (NXB Doshishinsha), “What to do and what to do in the middle” (NXB Fukuinkan Shoten), “Everything is important” Children taught me” (NXB Shufu no Tomosha). [vi]
Ông đã nhận được các giải thưởng lớn, bao gồm Giải thưởng Sách Tranh về Văn hóa Xuất bản Kodansha, Giải thưởng Văn hóa Xuất bản Thiếu nhi Sankei, Giải JR cho “Arashi no Yoruni”. Đặc biệt, “Wolf’s House” đã giành được Giải thưởng Sách Tranh Nhật Bản lần thứ 15. [vii]
***
Cậu bé Kimura mồ côi cha từ tuổi lên mười, mẹ cậu một mình nuôi dạy cậu khôn lớn, và có một câu bà mẹ can đảm ấy khẳng định với cậu con trai nhỏ mỗi đêm: “Con có thể trông cậy vào mẹ”. Câu nói đó khiến cậu bé mong ước lớn lên có một cuộc sống ổn định để mẹ có chỗ dựa lúc tuổi già. [viii]
Thưở nhỏ, Kimura là một cậu bé nhút nhát, sợ đám đông, và chỉ thích chơi một mình. Tuy nhiên cậu thích tỉ mỉ làm đủ thứ, chơi đủ trò, ví dụ như cậu gấp hàng chục chiếc thuyền giấy origami, làm mô hình võ sĩ samurai và các nhà sư, bằng giấy và các vật liệu khác. Đến mãi sau này, khi trưởng thành, Kimura vẫn giữ những bức ảnh chụp chúng.
Sinh ra và lớn lên khi cả nước Nhật phải thắt lưng buộc bụng, khó nhọc vượt qua thời kì hậu chiến, chấn hưng đất nước, trẻ em không có gì nhiều để chơi, để đọc – cách giải trí duy nhất mà Kimura có lúc đó là nghe đài, cậu rất thích nghe các chương trình phát thành dành cho trẻ em. Vì vậy, chằng có cách nào khác là cậu bé Kimura, như nhiều cậu bé Nhật Bản khác, phải tự sáng tạo ra đồ chơi. Sau này, Kimura cười khi nhớ lại “Đó là thời đại mà bạn có thể tìm được rất nhiều kiếm và tha hồ dùng chúng mà chiến đấu.”
Kimura cũng hóm hỉnh cho rằng trí tưởng tượng của một nhà văn bắt nguồn từ khi ông còn là một cậu bé nhút nhát, cứ phải tưởng tượng ra cách để chiến đấu chống lại những kẻ xấu chuyên đi bắt nạt và trấn lột. [ix]
Có một sự kiện đã thay đổi cuộc đời của Kimura mãi mãi, đó là mẹ gửi cậu con trai nhút nhát tới học một lớp vẽ ở gần nhà. Cậu bé đến với hội họa từ đó và hội họa là niềm an ủi với cậu vào những thời khắc cô đơn giữa bạn bè ở trường trung học. Mỗi lần được vẽ với cậu học sinh Kimura là một lần kinh ngạc. Nhờ có hội họa, cậu tìm được ý nghĩa của cuộc sống. Có lẽ hội họa đã là một cánh cửa để cậu bé lên đường tìm chỗ đứng trong đời. [x]
Sau này, Kimura vẫn luôn cảm thấy hàm ơn những lời ngợi khen được nhận từ thầy cô dành cho những bức tranh ông vẽ, khi ông còn là một nam sinh cấp ba. Vào dịp lễ hội của trường, họa sĩ tương lai vẽ rất nhiều tranh, một giáo viên ngắm tranh và nói với cậu: “Kimura, em treo tranh trong thư viện trường nhé, thư viện vẫn còn chỗ trống đấy!” Một số giáo viên khác đã khen bức tranh. “Đó là một bức tranh đẹp”, điều đó giúp cậu bé tự tin hơn. [xi]
Ngay từ đó ông hiểu rằng, đứa trẻ nào cũng xứng đáng được hưởng niềm vui được công nhận, được ngợi khen để có thể phát huy sở trường của mình, như những bông hoa anh đào sẽ bừng nở trong nắng xuân ấm áp. [xii]
***
Tốt nghiệp Trung học, Kimura quyết định chọn Đại học Nghệ thuật Tama để bắt đầu con đường hội họa chuyên nghiệp của mình. [xiii] Sau khi tốt nghiệp Đại học, muốn thực hiện lời hứa với mẹ, ông cố gắng tìm một công việc ổn định bằng cách xin vào làm ở một trường trung học.
Nhớ lại thời cấp ba mình thích vẽ như thế nào mà trường không có câu lạc bộ mỹ thuật. Ông quyết định sẽ mở một câu lạc bộ mỹ thuật, nhưng để lập câu lạc bộ thì phải có người quản lý, nhiều người ủng hộ việc thành lập câu lạc bộ và đề nghị ông làm chủ tịch, cuối cùng ông phải đồng ý vì dù sao ông cũng là người đã tốt nghiệp một trường về mỹ thuật. [xiv]
Là người quản lý câu lạc bộ, ông cố gắng nói trước đám đông, giới thiệu về câu lạc bộ trước toàn thể học sinh trong trường. Ông đã vượt qua được tính cách nhút nhát của mình như vậy, khi được nói về một vấn đề ông vô cùng yêu thích. [xv] Và công việc khiến ông luôn tự khích lệ mình cần mạnh bạo hơn. [xvi]
***
Từ đầu, Kimura không định sẽ trở thành một tác giả sách tranh. Khi còn là một học sinh trung học, ông chỉ mới bắt đầu nghĩ rằng những bức tranh và những câu chuyện thật thú vị. Thế nhưng những lớp học mỹ thuật dành cho trẻ em, được dạy làm những đồ chơi thủ công, làm các đồ chơi mô hình đã khiến ông kết nối thành một cảm hứng xuyên suốt đưa tới sự nghiệp tác giả sách tranh.
Nhiều cuốn sách tranh của ông được khơi nguồn cảm hứng từ việc quan sát và lắng nghe các em học sinh học hỏi và trao đổi với nhau trong lớp học, từ việc quan sát các con ông khi cùng chúng vui đùa, thả diều, nấu ăn, hoặc khi ngắm vợ ông dạy con cái những điều tỉ mỉ trong cuộc sống như chào hỏi.
Trải qua nhiều lĩnh vực sáng tác, nhưng sách tranh là lĩnh vực ông tâm đắc nhất, bởi với ông, đó là quá trình sáng tác cá nhân, không có quá nhiều người tham gia từ khâu sáng tạo cho đến khi sản xuất như kịch hay điện ảnh, nên người họa sĩ được độc lập sáng tạo chính xác những gì họ mong muốn. [xvii]
Ông từng ngồi sáng tác cả đêm trong những quán ăn đêm gia đình, nơi bạn có thể có một không gian yên tĩnh để làm việc mà chỉ phải trả tiền một bữa khuya [xviii]
Bộ sách “Akachan no Asobi ehon” là một cuốn sách bán chạy lâu dài với tổng số tích lũy hơn 13 triệu bản, [xix] đã được Nhà xuất bản Kim Đồng mua và chuyển ngữ sang tiếng Việt dưới tựa đề “Cùng Chơi Với Bé”.
Bộ sách “Arashi no Yoruni” – “Stormy Night” ra mắt năm 1994 là một tác phẩm nổi bật của Kimura. [xx] Năm 1995, bộ sách nhận được Giải thưởng Sách Tranh Kodansha Publishing Culture Award và Sankei Children’s Publishing Culture Award JR Award. Năm 1998, kịch bản phim chuyển thể từ bộ sách giành được Giải thưởng Phim truyền hình Takashi Saida. Năm 2005, bộ sách lại được hãng Toho chuyển thể thành phim hoạt hình. Năm 2007, bộ phim này giành giải thưởng Viện Hàn lâm Nhật Bản cho Phim hoạt hình hay nhất. Năm 2012, bộ sách được chuyển thể thành phim hoạt hình và phát sóng trên TV Tokyo. 2015, “Arashi no Yoruni” được chuyển thể thành kịch Kabuki và biểu diễn tại Kyoto Shijo Nanza. Nó đã được diễn lại tại Kabukiza ở Tokyo vào năm 2016 và Hakata-za vào năm 2018. Năm 2019 là kỷ niệm 25 năm ra đời bộ sách, vào tháng 8, nó được dàn dựng thành một vở nhạc kịch tại Nhà hát Nissay. [xxi]
Cuốn sách tranh “Arashi no Yoruni” là một câu chuyện ẩn chứa nhiều thông điệp ẩn dụ từ của Kimura, ví dụ như hãy tìm những góc nhìn mới để quan sát cuộc sống, đặc biệt là những điều bé nhỏ, bạn sẽ nhận ra cuộc sống vẫn còn rất nhiều điều vô cùng thú vị, chờ bạn khám phá”.
Ước tính đã bán được 3,5 triệu cuốn trong bộ sách này. [xxii] Bản dịch hiện đã được xuất bản ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Brazil, Ý, Pháp.[xxiii] Nhà xuất bản Kim Đồng đã mua bản quyền và giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam với tựa đề “Một Đêm Dông Bão”.
***
Đọc Kimura, bạn sẽ luôn cảm thấy trong từng trang, từng dòng một thông điệp lớn rằng cuộc sống có nhiều điều, như một cái cây vậy, dưới gốc thì có nhiều rễ, trên cành thì có nhiều lá… mọi điều có thể tốt, có thể xấu tùy thuộc vào cách bạn tiếp nhận chúng, nhưng hãy vui vì được sinh ra trên thế giới này. Khi viết Kimura luôn nghĩ, viết thế nào để trẻ em đọc và cảm thấy hạnh phúc. Ông viết bằng tình yêu dành cho trẻ em nằm sâu trong tâm hồn mình, và muốn nâng đỡ chúng như ngày xưa mình từng được nâng đỡ bởi thầy cô, cha mẹ.
“Tôi muốn nói với bọn trẻ rằng cuộc sống thật tươi sáng và vui vẻ.” [xxiv]