Trong buổi trải nghiệm tại Bảo tàng Văn học vừa rồi, mình rất vui vì bọn trẻ được khám phá nhiều điều thật hay trong sử sách, thông qua các tác phẩm và tác giả cụ thể.
Có một câu chuyện mà mình và cô Hòa Chu đã tung hứng rất ăn ý trong quá trình tương tác với trẻ, xin kể lại vắn tắt như sau.
Tại điểm dừng thứ hai trong hành trình khám phá, bài hịch Nam Quốc sơn hà được vang lên hào hùng với hình ảnh sống động, đẹp mắt về dòng sông Như Nguyệt, lập tức níu chân bọn trẻ. Câu chuyện về bài thơ thần tương truyền của vị tướng Lý Thường Kiệt được cô Hoà giới thiệu thật truyền cảm, khiến bọn trẻ tích cực tham gia tương tác, thể hiện cảm nhận rất sinh động về “sơn hà”, “sách trời”, cũng như ý chí quyết tâm, lòng sáng dạ của tướng lĩnh, quân sĩ từ thế kỉ XI xưa kia. Mình mong muốn cách khơi gợi để trẻ thể hiện ý hiểu của đối tượng tiếp nhận, như thế!
Nếu như Nam quốc sơn hà được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt, vì bằng lời lẽ đanh thép, cấu trúc ngắn gọn, chặt chẽ đã khẳng định sự chủ quyền do trời đất phân chia, định đoạt; thì theo dòng thời gian, sau cả thời kì dài với triều Lý, rồi Hồ, giữ nền độc lập, Đại Việt lại tiếp tục rơi vào xâm lược tàn bạo của giặc Minh, mưu đồ thôn tính một lần nữa như cơn bão lũ cuốn trôi những dấu tích của mảnh đất này; thì Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi với tư tưởng bất hủ, được coi là Bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc:
Trong khi cô Hoa đi đúng mạch phân tích, gợi mở về câu chuyện thần về chiếc lá truyền tin, rồi sự chuyển biến rõ rệt từ “thần” sang “nhân” ở thời hậu Lê với “ngôi sao Khuê” Nguyễn Trãi, mình có gợi đến câu chuyện: chính lòng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã giúp ông và gia đình tìm được mộ của người cha Nguyễn Phi Khanh ở tận xứ Tàu…
Một gia đình thuộc dòng dõi trâm anh, được sinh trưởng và dưỡng dục chu toàn với nền học vấn chuẩn mực từ tấm bé, nhưng không ít nhưng phá cách, đã trải qua ba triều đại kế tiếp, và kết lại bởi vụ án oan thấu trời xanh…như thế nào, các bạn đọc tiếp ở bộ sách rất hay này nhé
NHỮNG NGƯỜI THÀY TRONG SỬ VIỆT
Xin chia sẻ bức tranh nhỏ về sử của mình mà mình đã tự ghép lại trong quá trình đọc, tương tác và trải nghiệm thực tế! Một niềm vui!