Liệu có phải “Tôi hoài nghi, tôi tồn tại”
Quả thật, 39 câu hỏi cho người trẻ mà Đăng Phan đặt ra, là một thế giới rộng lớn! Ở đó ta vẫn thấy vừa quen thân(vì độ thiết thực của từng nội dung); lại vừa mới mẻ (vì tính khai phá, đào sâu của tác giả dành cho “người trẻ” _ những điều trước đây chưa bao giờ nghiêm túc nghĩ đến).
Ví dụ như câu hỏi được lấy làm tiêu đề cho bài viết này.
Đến đây, mình lại nhớ tới cuộc trò chuyện đợt tháng 1 tại của Phan Đăng với một trường cấp 2,3 thuộc khối “con nhà giàu” ở Hà Nội. Các bạn học sinh rất thích thú với nội dung này, và áp dụng ngay tình huống thực tế: vậy có tốt không khi con liên tục phản biện lại thày cô giáo, bố mẹ, mà thực tế là hầu như kết quả đi ngược lại?!
Rất hay, Phan Đăng tiếp tục phân biệt giữa hoài nghi và đa nghi(nội dung cũng có trong cuốn sách); đồng thời chia sẻ với các bạn trẻ về thái độ, cách thức thể hiện sự hoài nghi đó là điều quyết định. Chúng ta hoài nghi không phải để chứng tỏ “tôi tài giỏi, bạn còn non”, mà hoài nghi, phản biện để cùng thoả trí tò mò, cùng tiến bộ, xa hơn là tìm ra chân lí!
Đấy là những gợi mở mà bạn cảm nhận được khi đọc sách, tuyệt vời hơn là được trao đổi, đàm đạo với chính tác giả hoạt ngôn mà vô cùng sâu sắc này.
Nền hình ảnh về nội dung này được lấy làm bìa mới trong lần tái bản mới trong sự khát khao mong chờ, giờ đây đã có!
Bạn thấy nóng chứ! Hãy đọc và nếu có mong muốn trò chuyện trực tiếp với Tác giả, Diễn giả đặc biệt này, có địa chỉ tin cậy là Sách nhà mình, bạn cứ liên lạc nhé!