Bài 5: Cơm Tất niên

“Có một điều gì linh thiêng từ mâm ngũ quả có chuối xanh, bưởi vàng, có cam sành, có quất mọng, có ủa trứng gà thơm phức, bánh chưng xanh vuông vắn, những bát măng miến bày hành mùi nhu những bát hoa, cả một bầu không khí đầy hương sắc mùi vị thấm vào tâm hồn mong manh của Nụ một mùi vị Tết.

Nụ hiểu rằng bà và mẹ đã để dành cả tháng phiếu thực phẩm và phải đi xếp hàng từ tờ mờ sáng mới có thể có được một cái chân giò cho nội măng. Bác cả đi công tác miền núi gửi từ Tuyên Quang về mấy lạng măng khô, trước Tết nửa tháng là bà ngâm măng, rồi luộc, rồi lại ngâm, lại luộc…Để đến chiều ba mươi nó mới ngon được như vậy. Để có con gà cúng giao thừa nhà Nụ đã nuôi gà trên sân thượng, bao nhiêu ngày nhặt nhạnh thức ăn rơi vãi bao nhiều ngày qua dọn chuồng gà, để đến hôm nay nó nằm trên đĩa, miệng ngậm một bông hoa hồng.

Nụ không hiểu vì sao bà và mẹ dù vất vả đến đâu cũng phải giữ được mâm cỗ cúng như các cụ truyền lại đầy đủ món măng, món bóng, món miến, món nấm…dù mệt mỏi đến đâu vẫn gói bánh chưng, gói giò, vẫn thổi xôi nấu chè…Dù cho đến lúc giao thừ chỉ còn biết nằm rên rỉ, không còn biết đến xuân về mưa bay, pháo nổ ra sao nữa.”
Trích Cây đa nghìn tuổi và ba đứa trẻ – Lê Phương Liên.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.