Vì sao một đầu sách thường có nhiều ấn phẩm khác nhau?

Về việc Một đầu sách có nhiều ấn phẩm khác nhau, thường thấy rõ nhất ở dòng sách VĂN HỌC, tạm thống kê ra hai nguyên do:

Do một NXB phát hành nhưng tại các thời kỳ khác nhau; kiểu như khoác cho đứa con cái áo mới!!!

Do nhiều NXB phát hành. Câu hỏi đặt ra ngay là Bản quyền?

Thực ra rất đơn giản. Tất cả những tác phẩm mà tác giả của nó đã mất sau 50 hoặc 70 năm sẽ không còn tính bản quyền nữa, các NXB có thể tự do in ấn và phát hành. Vì vậy, các bạn thấy trên thị trường, bạt ngàn những cuốn sách được nhiều NXB cùng phát hành như Mít đặc, những tấm lòng cao cả, Không gia đình.v..vv..

Sự khác nhau ở các ấn phẩm đó là hình thức cuốn sách, sau đó là bản dịch. Thậm chí, một bản dịch được nhượng cho đồng thời nhiều NXB khác nhau.

Vậy thì, nội dung của các ấn phẩm đó có giống nhau không? Và so với nguyên bản thì thế nào?

Sẽ có hai cách thức, một là dịch nguyên bản, hai là phóng tác hoặc chuyển thể. Lại thêm nhãn quan của dịch giả và biên tập nữa, nên các bạn sẽ thấy một thực trạng là cùng một cuốn sách nhưng đọc không giống nhau. Do đó, lựa chọn cuốn nào để đọc, trong quỹ thời gian hạn hẹp này, cần phải tìm nguồn uy tín.

Các bạn có đồng ý thế không?

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.