HAI SẮC HOA TIGON – Vũ Bằng
Giải mã một nghi vấn Thâm Tâm và KH
Tại sao lại có câu chuyện tình này?
Khởi thuỷ là một truyện ngắn của Thanh Châu Ngô Hoan đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy số 174 xuất bản ngày 25 tháng 9 năm 1937.
Truyện đó nhan đề là “Hoa ti gôn”, có nhân vật chính là một hoạ sỹ, phỏng theo một câu chuyện thực mà Vũ Bằng biết ngoài đời.
Theo như Vũ Bằng đánh giá, truyện này “đã bật lên trong số các truyên hay”, “là một câu chuyện rất buồn, văn hay, lời đẹp, có nghệ thuật cao”.
Sự ảnh hưởng của Hoa ti gôn với Hai sắc hoa Ti gôn”?
Sau khi truyện “Hoa ti gôn” được in ít lâu, một hôm toà soạn Tiểu thuyết thứ bảy nhận được một phong bì dán kín, trong có bài thơ “Hai sắc hoa Ti gôn” dưới kí tên KH.
Nếu trở lại truyện “Hoa ti gôn” của Thanh Châu, ta thấy có những câu mà KH bắt chước hình ảnh rất rõ ràng “ Hoa ti gôn hìn ảnh quả tim vỡ làm mấy mảnh, màu hông dịu, như nhuộm máu đào”. Và “…đăt trên phố Mai Hạnh những day hoa ti gôn màu máu đào, hình quả tim vỡ làm mấy mảnh”.
Ai cũng muốn chiếm KH.
Ai cũng mong được KH lưu ý vì nhà thơ nào cũng giàu trí tưởng tương, Trong số các nhà văn nhà thơ ấy, đươc lưu ý nhất là Thâm Tâm, vì Thâm âm làm nhiều thơ KH nhất, vì thi phẩm của Thanh Tâm cũng như KH đều là những bài thơ gợi cảm, vì Thâm Tâm mơ mộng, có một mối tình có vẻ phù hơp với sắc hoa tigon nhất..
Ngoài ra, KH còn có “thơ giả”, cũng như giấy bac giả, văn bẳng giả. Và thật buồn là có cả “nhiều bài thơ không ra cái trò gì, không có hồn thơ nào ở trong bài.”
SỰ THỰC KH LÀ AI?
Vũ Bằng cho rằng, chính Thanh Châu – cha đẻ của truyện Hoa Tigon cũng chính là người đẻ ra KH. Vì mong muốn văn của mình được người đời lưu ý ngay, nên đi đâu, làm gì, Thanh Châu cũng hay nhắc lại truyện “Hoa tigon”.
Trong các bạn thân của Thanh Châu hồi đó, Thanh Tùng Tử hợp với thanh Châu nhất. Mặc dầu ở ngoài không mấy ai biết rõ, nhưng ngay lúc bài thơ KH ra đời, người ta đã biết đó là Thanh Tùng Tử, người bạn thân đã nâng truyện Hoa ti gôn của bạn mình lên. Và để tránh mang tiếng anh em nâng đỡ nhau, ông đã gửi đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy là tuần báo văn nghệ lúc ấy được nhiều người chú ý hơn tờ nhật báo anh làm việc (tức tờ Ngọ Báo).
Nhờ bài ấy người ta nhắc nhớ đến truyện “Hoa ti gôn” nhiều hơn và tên KH bật lên từ đó.
Như vậy, Vũ Bằng phủ nhận KH và mối tình lãng mạn của thi sĩ Thanh Tâm với cô gái tên Khánh vùng Thanh Giám lãng mạn một thời.
Vậy, Vũ Bằng đúng, hay Nguyễn Vỹ đúng? Và liệu còn những chứng cứ khác.
Vậy nên, đến đây, Hai sắc hoa Ti-gon và T.TKh vẫn thực sự là một dấu hỏi đáng yêu.
Trân trọng./.
THÙY DƯƠNG