Bài 34: Duhamel

Nếu văn mình không ở trong lòng người thì văn mình không ở nơi nào khác được.

Vì tôi sẽ phải mang một số phận, số phận của tôi, vì tôi sẽ phải thử sức của tôi, đạt tầm cỡ của tôi và đóng vai trò của tôi. Xin hãy cho tôi năng lực cùng với tình yêu.

Có những thời điểm nào đó, con người lo âu, sợ hãi, đau khổ, phải rút vào cô đơn, mở một cuốn sách để tìm kiếm một điểm để quan tâm, một chủ đề giải trí, một lí do để phấn khởi và quên lãng.

Duhamel (1884-1966)

Giữa hai cuộc thế chiến 1914 – 1918 và 1939-1945, tiểu thuyết Pháp có một bộ mặt rất đa dạng và phong phú, với những đỉnh cao như Gide, Proust, Joger Martin du Gard, Romain Rolland, A.Malraux, Saint-Exupéry, Mauriac, Aragon, Duhamel cũng được coi là một nhà viết tiểu thuyết độc đáo. Ông có tư tưởng chống chiến tranh, lên án xã hội kỹ thuật.
….
Sự nghiệp của Duhamel chủ yếu là hai bộ trường thiên tiểu thuyets: Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu của Salavin (Vie et Aventures de Salavin, 1920-1932, 5 tập) và Ký sự họ nhà Pasquier (1932-1945, 10 tập). Bộ đầu phân tích tỉ mỉ tâm lí nhân vật Salavin, một người bình thường muốn tìm tự do cá nhân tuyệt đối bằng “hành động vô cớ (acte gratuit), anh ta nhu nhược và lố lăng nhưng vẫn ý thức được tính chất cao cả của những ý định của mình. Bộ sau theo dõi những diễn biến của một gia đình trí thức rung lưu và những vấn đề xã hội và triết lí trong giai đoạn 1880-1920.
….
Duhamel có tính nhân đạo chung chung, có tài phân tích tâm lí và sử dụng yếu tố hài hước.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.