Con người thầy Khổng

Từ trước đến nay, Khổng Tử luôn được tôn sùng là ông thánh Nho học, đặc biệt là ở các quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Nhưng sự thật là cũng không ít những cuộc vận động, những giai đoạn, Khổng học bị phê phán, bị đòi hỏi quay lưng.

Vậy thì vì sao giá trị đó, qua những thách ghềnh của dòng đời, vẫn tồn tại và phát triển? Không Tử là ai? Một vị thánh hay một “con người của đời thường, đấu tranh trong những hạn chế của tư duy, khi hẹp hòi, gàn dở, lúc vui buồn, có lúc “bốc” rồi sai lầm, có lúc nản chí nhưng suốt đời trung thành với lí tưởng “quân tử” của mình: Thiên hạ thái bình, giáo hoá dân bằng lễ nhạc, đề cao nhân trí dũng, dạy người không biết mệt.

Ở nội dung này, Nhà văn hoá lỗi lạc của Việt Nam thời kì hiện tại _ Cụ HỮU NGỌC, được thế giới vinh danh, đã giới thiệu tới độc giả những nét ngắn gọn về Người Thầy đặc biệt này, thông qua một tác phẩm của một tác giả Trung Quốc.

Khiến cho chúng ta, những độc giả, có hướng tìm kiếm đích xác những giá trị tốt trong kho tàng của cải vô giá của loài người, là Sách vở.

Người Thày là Sách, và cũng chính là những người chỉ đường, khai sáng cho chúng ta đến với điều hay.

Xin tri ân những Cụ HỮU NGỌC với những tác phẩm giá trị mạng tính “chỉ đường”, khai sáng cho độc giả, trong đó không thể không nhắc đến CẢO THƠM LẦN GIỞ và LÃNG DU TRONG VĂN HOÁ VIỆT _ gia tài quá khiêm tốn mà “Sách nhà mình” đã và đang khai thác, tiếp nhận từ Cụ! Sách Nhà mình đã có Chuyên đề tới gần 100 bài xung quanh bộ sách CẢO THƠM LẦN GIỞ, rất mong các quý độc giả lần lại để xem.

Xin mở đầu tháng 11 với những nội dung liên quan đến các THÀY CÔ!

Với những Giá trị trường tồn!

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.