“Biết nhạc đến day được nhạc là một hiền nhân
Biết nhac đến sáng tác được nhạc là một thánh nhân”
Đó là lời nói của Khổng Tử, và cũng được trích dẫn ngay trong Lời nói đầu của cuốn sách rất hay về Nhà soạn nhạc vĩ đại này, của một tác gia người Viêt. Đó là Thầy Nguyễn Ngọc Chi – một Giảng viên Đại học Bách khoa nhưng có niềm đam mê cháy bỏng với nhạc Beethoven.
Xin chia sẻ:
“Ludwig van Beethoven đối với nhiều thính giả là nhà soạn nhạc vĩ dại nhất trong các nhà soạn nhạc. Cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của ông là chủ đề hấp dẫn lâu dài cho các nhà viết tiểu sử trên toàn thế giới.
Beethoven và âm nhạc của ông ở khắp mọi nơi – một người nhạc sĩ toàn cầu mà tên ông không cần giới thiệu, ngôn ngữ âm nhạc của ông không cần thông dịch. Hàng triệu người nghe nhạc Beethoven trên đủ mọi phương diện. Âm nhạc của ông được nghe nhiều hơn bất kỳ nhạc sĩ nào. Bản giao hưởng số 9 của ông được nghe nhiều lần hơn bất kì nhạc phẩm nào. Âm nhac của ông như đến từ thiên đường đã thay đổi nâng tầm người nghe và luôn làm cho nhân loại tốt đẹp hơn.
……
Khi nói về ông, mọi danh từ, mỹ từ đều phù phiếm, nó chỉ như khoác lên tượng đài của ông một thứ trang phục, một đồ trang sức xa xỉ không phù hợp với tính cách của ông. Tác giả chỉ mong muốn bức tranh ghép được hoàn chỉnh, hiện lên trước mắt độc giả BEETHOVEN – MỘT CON NGƯỜI – MỘT NGHÊ SĨ với nghĩa cao đẹp nhất của những từ này. Đó cũng chính là tên cuốn sách đồng thời cũng là thông điệp chân thành nhất tác giả muốn gửi đến mọi độc giả. Cuốn sách mà người viết ấp ủ và mong được ra mắt đúng vào giờ phút cùng toàn thể nhân loại kỷ niêm ngày sinh lần thứ 250 của ông. Vào những ngày đẹp trời cuối đông của năm 2020 đầy biến đọng này, ngôi nhà chung tươi đẹp của chúng ta – hành tinh trái đất sẽ là môt phòng hoà nhạc khổng lồ không ngừng vang lên những giai điệu bất tử của ông. Một nhạc hội kì vĩ – một đại tiệc thính giác thinh soạn của nhân loại. Cầu mong ở cõi vĩnh hằng, ông lại nghe được những nhạc phẩm bất tử của mình như lời mong ước cuối cùng của ông trước khi rời bỏ nơi trần thế đầy bất công với ông: “Tôi sẽ nghe thấy ở trên Thiên đàng”.
Tác giả mời bạn đọc tham gia chuyên du lịch đến khu vườn âm nhạc đây hoa trái của người làm vườn tài ba Ludwwig van Beethoven. Đọc – nghe – hiểu – Yêu hơn chất NGƯỜI – chất NGHỆ SĨ trong còn người nhạc sỹ huyền thoại ấy.
Hãy cùng nhau kết những nhạc phẩm bất hủ của nhà soạn nhac thành vòng nguyệt quế trang trọng đặt cạnh tượng đài để tôn vinh ông – một con người vĩ đại, một thiên tài bất tử.”
Trân trọng./.
THÙY DƯƠNG