Thần Mặt Trời trong thần thoại Ai Cập

04.02.2022

Nhân dịp năm mới, Sách nhà mình kính chúc Quý Độc giả gần xa lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc, cũng như bổ sung được nhiều hơn nữa tác phẩm quý trong năm! Vì Sách nhà mình quan niệm, đọc được sách quý, nghĩa là mình đã được tham gia một hành trình khắp thế giới, xuyên không gian và thời gian, thu nhận được những cảm xúc, kiến thức quý báu, để mỗi người trưởng thành!

Mở đầu những trang sách quý năm nay, kính mời Quý độc giả trở về với Thần thoại, một trong ba thể loại văn học cổ: Cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, với những giá trị cốt lõi về hiện tượng thiên nhiên, được chuyển ngữ rất hay bởi Dịch giả uy tín – Dịch giả Huy Toàn, bút danh của Tác giả Nguyễn Huy Thắng với các tác phẩm uy tín như: Sử ta chuyện xưa kể lại, Thăng long – Kinh kì Kẻ chợ (đồng tác giả), Chuyện tôi (tác giả).v.v.v.thực hiện. Sách do Kim Đồng phát hành.
—————————
Theo Thần thoại Ai Cập cổ đại, Thần Mặt trời Ra chịu trách nhiệm về các mùa. Tựu chung, chuyển động của thần ngang qua bầu trời làm ra ngày và chuyển đông của thần dưới cõi âm làm ra đêm. Nhờ ánh sáng của thần cây mới lớn được. Lối sống của người Ai Cập phụ thuộc và Ra (thần Mặt trời).

Thần thoại Ai Cập phản ảnh điều này. Ra là một trong những vị thần đầu tiên và mãi vẫn là một vị thần quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử của Ai Cập cổ đại. Hầu hết các vị thần khác đều khởi nguồn theo cách nào đó từ Ra. Lưỡi, mắt, nước dãi, thậm chí hơi thở của thần – tất cả đều có thể phái sinh thành các nam thần và nữ thần độc lập. Ý nghĩ và lời nói của thần tao nên các đồ vật và chúng sinh. Từ nước mắt của thần sinh ra những con người đầu tiên. Có thể vì thế người Ai Cập đã thực sự tin vào một vị thần duy nhất – Thần Mặt trời – đấng có thể có nhiều dạng thức khác nhau.

Hết trích dẫn.

Trân trọng./.

#Dự_án_Sách_nhà_mình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.