Sáng tạo không đợi tuổi

Bức tranh của cậu bé William được vào sách kỷ yếu của trường ở Munich với lời bình: “William thân yêu, tranh của em rất nhiều trí tưởng tượng, em đã nghĩ ra một số ngôi nhà và những cảnh vui nhộn. Tôi nghĩ em đã bố trí rất hợp lý về mặt sinh thái bằng cách nước mưa trên mái của ngôi nhà giữa được hứng vào một cái chậu và sau đó thoát vào cái bể bên trong ngôi nhà bên trái, với sự hỗ trợ của một hệ thống lọc và tuần hoàn. Em cũng nghĩ về cây xanh nữa, trên nóc ngôi nhà bên trái em tạo cả bãi đáp cho trực thăng và dành chỗ cho bệ phóng cho tên lửa. Thân mến, KTS Oliver Kreipe, Hội trưởng hội kiến trúc sư Munich”.

Tại sao lại là nhận xét của Hội trưởng kiến trúc sư Bang Munich mà không phải là giáo viên của trường. Vì, để khích lệ và cũng là để khai mở tiềm năng của con người thì phải làm ngay từ lúc nhỏ mà chỉ có những nhà chuyên môn mới nhận diện được điều đó và cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhà trường và xã hội.

Tôi còn nhớ bài văn của thí sinh Hoàng Thùy Nhi – người đạt điểm 10 môn văn duy nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2006. Đó là một bài văn giống y như trong sách hướng dẫn thể hiện kiểu học gạo của ta hay nói chính xác là nạn “đồng phục học vẹt” từ sự áp đặt của những người thầy, từ cả một hệ thống giáo dục giáo điều tạo nên.

Câu chuyện một học sinh lớp 1 ở Đan Mạch đưa ra ý tưởng mà gần như cả thế giới đang áp dụng đó là xén một đoạn đường bên phải ở ngã tư để dòng xe rẽ luôn được di chuyển không gây ùn tắc khi lớp cậu bé phải chôn chân lâu chờ sang đường được hỏi: “Theo em làm thế nào cho hết tắc?”. Như thế để biết rằng SÁNG TẠO KHÔNG ĐỢI TUỔI, chỉ là cách giáo dục biết khơi dậy tiềm năng của tất cả mọi người.

Xin được chia sẻ./.

(Nguồn: Chia sẻ từ fb bạn Phạm Ngọc Dự)

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.