Người Mẹ nào cũng là một CON CHIM PHƯỢNG HOÀNG
Đó là cảm xúc bật lên thành lời khi đọc xong cuốn sách – món quà tự thưởng cho mình trong dịp 8.3.2020 đặc biệt này.
Loan – Bà chỉ là một người mẹ bình thường như bao người mẹ khác, nhưng cuộc đời của bà qua hơn 400 trang sách, trải ra như một thước phim sống động chứa cả bối cảnh lịch sử bi tráng từ Việt Nam, cả hai miền Nam Bắc, qua những con tàu viễn dương sang cả Pháp, Angeri. Không nói về cuộc chiến, không nói về các phe phái chính trị, đơn thuần chỉ mô tả lại sự vận động không ngừng trong cuộc sống của con người nhỏ bé ấy, để tồn tại, để yêu thương, để nối tiếp cuộc sống này…
Và một điều đọng lại mãi trong tôi từ những trang sách ấy, như ngay trong Lời phi lộ(Tựa đề) ” hãy học thật nhiều, bởi giáo dục là một đặc quyền và giúp ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của cuộc đời”..Người mẹ không được học hành gì ấy, được sinh ra và lớn lên trong văn hóa trọng nam khinh nữ đến khắc nghiệt, phải từ bỏ nơi chôn rau cắt rốn của mình để ra đi, không phải vì chiến tranh, mà vì hủ tục, đã lén lút học được con chữ, đã trưởng thành từ trường đời đầy chông gai, bằng những tình yêu thương của người mẹ, của hơi hướng tổ tiên, của những con người cùng dòng giống mà vô tình găp phải…
Những con chữ dữ dộị nhưng đau đáu niềm tin yêu, được con gái bà ghi lại – một người con lai, hiện đang sống ở Đức nên đôi khi có những tiêu đề không được dùng đúng nội dung chương sách. Chẳng hạn, “Gieo gió gặp bão”(trang 356). Tôi nghĩ dịch giả đã cố tình để nguyên như vậy, để thấy rõ nét ngô nghê về ngôn ngữ của tác giả- một nửa dòng máu Việt, không sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.
Con chim phượng hoàng ấy đã luôn đứng lên từ tro bụi để bảo vệ những giọt máu của mình, và đau đáu hướng vệ nguồn cội…
Cầu Dumer, nhà vua triều Nguyên thấp thoáng đâu đó ở dòng ký ức này…
Trân trọng./.
THÙY DƯƠNG