Đội gạo lên chùa

Theo dòng Tiểu thuyết lich sử, Dự án đã giới thiệu những tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, như Mẫu Thượng Ngàn, Đôi gạo lên chùa, Miền hoang tưởng, cho các bạn quan tâm đến xã hội Viêt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, Mĩ; ngoài những tác phẩm rất quen thuộc mà đôc giả đã biết tới trong chương trình sách giáo khoa hay nhiều tác phẩm văn chương khác.

Còn nếu như, vì vấn đề thời gian, ban chỉ đọc được 1 cuốn, Đội gạo lên chùa chính là cuốn tiểu thuyết đã tái hiện xã hội Viêt nam, miền Bắc Viêt Nam, trải dài trong cả hai cuộc kháng chiến thần kì của dân tộc, mang đậm hơi thở của cuộc sống thực và đượm tinh thần Phật giáo, thông qua cuộc đời của hai chị em Nguyệt _ An và rất nhiều các nhân vật liên quan qua các thiên tiểu thuyết.

Nói vây để giới thiệu tính đồ sô của tác phẩm Đội gạo lên chùa. Còn ở bài viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến 2 chi tiết thực sự rung động đối với người viết bài, trong thời điểm hiện tại. Văn là vậy, là thứ hoc và đọc cả đời, mỗi thời điểm lại nhận ra hoăc thưc sự bị ấn tưởng bởi một điều nào đó, từ chính tác phẩm mà bản thân đã đoc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần.

Nhắm mắt lại và hồi tưởng cảnh Nguyệt bế em đi ăn mày sữa khắp làng trong cảnh “mẹ con ốm sắp chết. Em con đói sữa. Nó khóc từ sáng tới giờ”, đói khát đến “phát sốt”…

“Và môt người đàn bà qua đường như ông Bụt hiện ra. Bà dừng chân, đăt cái thúng đội trên đầu xuống” và thốt lên những lời thương cảm tự đáy lòng” Rõ khổ. Thằng bé đói quá đây mà. Đói quá nó cũng phát sốt lên đấy. Chả có bệnh tât gì đâu. Để tao cho nó một bầu là khỏi…Một bầu thôi nhé….Còn thèm phải không…Chẳng được đâu…Còn để dành cho em mày chứ…Thôi no rồi…Tao đi đây…Kẻo ở nhà nó mong sữa mẹ lại khóc hết hơi…”

Bầu sữa mát lành! Bầu của sự sống! Qua làn nước mắt của cô chị bế em đi ăn xin sữa, ông Bụt giữa đời thường đó, người đàn bà đó có “bàn tay đỏ như son”, “cổ tay..trắng như ngà”, “tay vừa mát vừa ấm”, cái nét đàn bà “đậm đà” ấy, đã phần nào xua tan đi cái không khí ngột ngạt, chết chóc, chiến trận đang bủa vây, đem lại một luồng sinh khí tươi mới và tràn đầy hi vọng.

Ấn tượng về một người đàn bà “đậm đà” một lần nữa lại được tái hiện qua nhân vật Nấm – một nhân vât mà kể từ khi xuất hiện, đến khi bị thác lũ cuốn đi, đều đậm “chất đàn bà”, với cái nghĩa “đậm đà” đầy âu yếm!
Rồi lại nhắm mắt, nhớ đến ngày giỗ sư Tổ chùa Sọ. Từ một giấc mơ báo mộng của người mẹ đẻ phải sống cả đời nương nhờ cửa Phật lúc tỉnh lức mơ, người con gái, giờ cũng đã là người mẹ, người bà, “choàng tỉnh, mồ hôi toát ra như tắm”, “lục sục vào buồng lấy gạo nếp”, rồi “hì hụi môt mình giã gạo”, chuẩn bị để “sớm tinh mơ, sau gà gáy, tôi sẽ đội gạo lên chùa”.

Đội gạo lên chùa, một hành động tự tâm và như môt lẽ đương nhiên, diễn ra trong cái bối cảnh sau cải cách ruông đất oan nghiệt, “cấm mê tín dị đoan”, chiến tranh tàn khốc..v.v., sao mà đẹp lạ lùng! Chủ đề chính của câu chuyên giản dị là cũng thật lớn lao. Người đọc bỗng có cảm giác không chỉ có cô Thì, mà dường như, là tất cả, đều hướng đến cái chân lý tối cao trong cuộc sống này: quyết làm theo những điều đúng đắn. Điều đó thật khó mà cũng thật dễ, vì đôi khi, phạm vi “đúng đắn” giữa cá nhân và xã hội, giữa người này với người khác, có thể có mâu thuẫn…Vậy nên, mong sao ai cũng bám theo cái chân thiện mỹ, cái đẹp để điều chỉnh mọi hành vi cư xử của mình! Như cô Thì, cô và me cô nương nhờ cửa Phật, nhà Chùa là nhà cô, chốn nương thân của cô, sao cô có thể dửng dưng với chốn này? Cũng như thế đối với An, Nguyệt, sư bác Khoan Độ, thày giáo Hải.v.v.v..Hãy làm theo cái tâm của mình mách bảo!

Huống hồ, nhà chùa, cửa Phật; mở rông ra là những dòng tôn giáo chính thống khác thôi, đều hàm chứa những triết lí, nhân sinh quan hướng thiện..

ĐỘI GẠO LÊN CHÙA, nhẹ nhàng, duyên dáng lại ý nhị như thế đấy! Xuất hiện giữa thiên tiểu thuyết, hành động Đội gạo lên chùa của nhân vật Thì như xốc lại tinh thần cho đôc giả để tiếp tục phiêu du vào một trường đoạn mới, tinh thần mới, bối cảnh mới, nhức nhối mới, khắc nghiệt cũng không tả, nhưng đều hướng đến điều tươi sáng cho dù “nhỏ nhoi lắm, yếu ớt lắm. Nhưng dù sao cũng là ánh sáng”.

Tác phẩm đươc khởi thảo 2007, hoàn thành năm 2010, Nhà văn mất năm 2021.

Kính cẩn cảm ơn Nhà văn vì một tác phẩm hay!

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.