Cảo thơm lần giở – Bài 70

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!

——————–

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Truyện Kiều

“Truyện Kiều kể về đời một cô gái giang hồ với mấy cuộc tình duyên trắc trở. Có những lời lẽ gợi tình dục như: Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên….Cho nên, các cụ đồ Nho mới cho Truyện Kiều là dâm thư.

Thế mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người theo giáo lí diệt dục, ngang nhiên ca ngợi Truyện Kiều và thưởng thức Kiều trong cuốn Thả một bè lau. Vì ông đọc Kiều và thưởng thức Kiều theo nhãn quan Thiền tông, một giáo phái không coi trọng hình thức và không giáo điều, chỉ tìm cái cốt lõi. Theo Thích Nhất Hạnh, nếu có “chánh niệm”, đem những khổ đau, luân lạc và gian truân của mình ra đọc Truyện Kiều, chúng ta cũng có cơ hội thấy được bản thân. Và như vậy, đọc Truyện Kiều cũng là tu. Tu tức là nhìn tất cả những gì đã và đang xảy ra trong đời mình bằng con mắt quán chiếu…Nếu biết cách đọc, ta có thể học được rất nhiều từ Truyện Kiều như học từ một cuốn kinh. Và Truyện Kiều sẽ không phải là một dâm thư, mà là kinh điển”…

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.