Lần giở Cảo thơm của nhà văn hóa Hữu Ngọc, bài số 31 – Diderot, Dự án Sách nhà mình rất vui vì “gặp” một nhân vật rất muốn giới thiệu tới quý độc giả. Đó chính là Jacques Rousseau với cuốn sách tuyệt đẹp và tuyệt hay của Ông.
Émile hay là về giáo dục là tác phẩm đồ sộ của tác giả Jean-Jacques Rousseau, một nhà triết học, nhà văn, nhà sân khấu đến từ Pháp.
Cuốn tiểu thuyết xây dựng một nhân vật hư cấu là Émile cùng thầy chỉ đạo Rousseau và hành trình lớn lên của cậu, qua đó nhà văn khẳng định mục đích của giáo dục là đào tạo con người tự do, có khả năng vượt qua mọi ràng buộc gò bó.
“Émile hay là về giáo dục” bàn luận về sự phát triển của mỗi đứa trẻ qua từng giai đoạn:
+ 0-2 tuổi: chăm sóc sức khoẻ và vận động của trẻ
+ 3-12 tuổi: trẻ phát triển thông qua các hoạt động trò chơi, chơi mà học
+ 12-15 tuổi: giáo dục qua sách vở, kinh nghiệm cuộc sống và hoạt động hướng nghiệp.
+ 15-20 tuổi: tuổi của lý trí và đam mê, trẻ cần được hưởng nền giáo dục đạo đức, tôn giáo
+ 15-25 tuổi: trau dồi kinh nghiệm, kiến thức, tạo mối quan hệ.
+ 25- kết hôn: xuất hiện nhân vật hôn thê của Émile tên là Sophie, phần này dành riêng nói về giáo dục nữ giới.
Phương pháp của thầy Rousseau: tôn trọng sự tự do của trẻ, cân bằng giữa năng lực và mong muốn của trẻ, bảo vệ trẻ tránh khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài, rèn luyện phát triển giác quan và thể trạng.
Thầy Rousseau khẳng định sứ mệnh của giáo dục là phát huy tối đa năng lực người học, tạo nên con người độc lập…
Cuốn sách là sự hoà quyện giữa văn chương và triết lý, là “nghệ thuật hình thành con người” dưới quan điểm của Rousseau. Sự tiến bộ trong nhận thức giáo dục là điều chúng ta thấy rõ và có thể áp dụng nhiều cho quan điểm giáo dục của chính mình.
ÉMILE HAY LÀ VỀ GIÁO DỤC
Cảm ơn Hương Thảo đã review rất xúc tích về tác phẩm này!
Trân trọng./.