Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!
Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…
Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!
Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!
—————-
Bellman(1740-1795)
Xưa nay, rượu và thơ thường hay đi với nhau. Ở nước nòa cũng có nhà thơ tên tuổi gắn với rượu. Ba Tư có Omar Khayyám, Trung Quốc có Lý Bạch, Việt Nam có Tản Đà, Thủy Điển có Bellman(thế kỷ 18).
Có dịp trò chuyện với những người dân trong chuyến đi Thụy Điển, tôi thấy Bellman rất được ưa thích, trìu mến, mặc dầu ông không phải là nhà văn vĩ đại của dân tộc như Strindberg hay Lagerlof.
….
Bài ca chuốc rượu kiểu ca tụng thần rượu Bacchus là sở trường của Bellman. Ông sử dụng những khuôn sáo cổ điển như tình tri kỉ của các tay mê rượu thoát li nỗi thống khổ của xã hội. Thần Bacchus được tôn là chúa tể của vương quốc hạnh phúc say sưa, hưởng lạc trong giây phút. Nhưng Bellman đã phá vỡ nội dung các bài ca chuốc rượu cũ bằng cách đưa vào lời thơ không khí thời đại, cuộc sống và con người chốn ăn chơi. Sự chè chén say sưa đã vượt qua việc hoan hỉ tầm thường của thể loại.
Dù ông không ngụ ý giáo huấn, ông đã miêu tả rất thực các cuộc tủy hoan phá hoại cả cuộc đời những kẻ tối ngày say sưa.
Những bài ca chuốc rượu của ông thể hiện những cảnh đương thời kệch cỡm, vừa có dáng dấp cổ xưa như những cảnh giao duyên mục ca. Nhạy cảm dục tình, nhẹ nhàng, nỗi buồn bàng bạc. Ngày nay, ta dạo chơi trong khu phố cổ Stockhim với những tên cũ còn leaij, dễ tưởng tượng lại không khí cách đây hai trăm năm có lẻ.
…..
Ở Thụy Điển, ngày 2 tháng 7 là Ngày hội Bellman. Từ 1920, Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải thưởng Bellman cho nhà thơ nào xuất sắc trong năm.
…
Trích trang 57,58,59
Trân trọng./.
THÙY DƯƠNG