Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!
Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…
Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!
Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!
——————-
….
Akutagawa là bậc thầy của truyện ngắn(ông viết tới hơn một trăm truyện ngắn) và thơ Haiku. Ông kể chueyenj rất hấp dẫn, mỉm cười khoan dung đối với những nhân vật trong “tần tuồng đời” vô tân.
Văn chương của ông thể hiện một “sự ba lơn và tuyêt vọng”. Quá trình tu luyện của nghệ sĩ đi tìm cái đẹp thật đau đớn, nghiền nát bản thân: nghệ sĩ, dĩ chí phải chấp nhận cả cái ác. Tiêu biểu cho quan niệm này là truyện Bức ình phong âm ti(xuất bản năm 1918)…
Sau đây là một số suy nghĩ của Akutagawa:
Dạy học không phải là một nghề. Theo ý tôi, đứng hơn nên coi đó là một năng khiếu.
(Đối thoại)
– Thời buổi này thế nào?
– Tinh thần luôn luôn căng thẳng
– Không thuốc nào chữa được đâu. Tehes không cảm thấy muốn theo đạo(Kito) à?
– Giá mà có thẻ được…
– Việc đó quả thật có khó gì đâu, chỉ cần tin vào Đức Chúa trời, tin vào Chúa Kito, Đức chúa con, tin vào những phép lạ của Người.
– Điều tôi có thể làm là tin vào quỷ sứ
– Thế tại sao không tin vào Đức chúa trời? Nếu tin vào bóng tối, ai cấm mình tin vào ánh sáng?
– Nhưng cũng tồn tại những bóng tối không có ánh sáng.
….
Trích trang 11, 12 – Cảo thơm lần giở
Trân trọng giới thiệu./.
THÙY DƯƠNG