Thiện và ác và cổ tích

Hóa thân vào Nhân vật

……..để kể chuyện Cổ tích xưa!

Có một ý của Tiến sỹ Văn học Nguyễn Thụy Anh rất hay là trước khi trả bạn đọc về thế giới của tác phẩm (tự đọc, không ai can thiệp, ngắt quãng.v.v.v.), thì phải tạo niềm hứng khởi với các bạn ý trước đã, bằng mọi cách.

Kể chuyện là một cách hấp dẫn, lại làm được thường xuyên, nên làm hàng ngày, ai cũng có thể làm.

Đóng kịch, tổ chức các hoạt động tương tác liên quan đến nhân vật hoặc một tình tiết nào đó trong câu chuyện. Hoạt động này phức tạp hơn, thường tổ chức định kỳ tại các CLB.

Và rất hay là, trong sự vận động tích cực đó, cách viết sách cũng tăng dần tính tương tác cho bạn đọc, để có vô tình các bạn nhỏ có cầm cuốn sách lên, cũng thấy điều mới lạ, hấp dẫn đặc biệt, từ những câu chuyện không mới, ví dụ như các câu chuyện cổ tích xưa kia.

Này nhé, không phải bắt đầu bằng “Ngày xưa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ, có hai chị em cùng cha khác mẹ. Người chị là Tấm, hiền lành, chăm chỉ, nết na. Người em là Cám..v.v.v.”, mà gần gũi thế này:

Tấm:

“Mẹ tôi mất sớm. Cha tôi lấy vợ kế rồi cũng qua đời…..Biết thân phận mình, tôi luôn chăm chỉ làm lụng. Tôi làm những việc dì ghẻ sai bảo không hề nề hà….”

Cám:

“Tôi sống cùng mẹ ruột. Tôi được mẹ cưng chiều vô cùng. Tôi còn có một người chị cùng cha khác mẹ tên Tấm nhưng tôi chỉ xem chị ấy như người ăn kẻ ở trong nhà mà thôi….”
Hình thức viết đối đáp trên nền tranh rộng lớn, chiếm 2/3 trang sách khổ rộng, tạo sự hứng thú đặc biệt cho các bạn nhỏ.

Và không nhầm, chương trình học văn tại THCS cũng có nội dung hóa thân nhân vật đề kể, kiểu như thế này.

Mục đích là để các bạn biết nhìn một vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau.

THIỆN VÀ ÁC VÀ CỔ TÍCH

Đồng tác giả của Chuyện kể những dòng sông – Thủy Nguyên cùng đông đảo các họa sỹ minh họa và cá tính.

Là một cuốn sách tương tác như thế!

Sách của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.