Thấy gì qua hai bài kiểm tra ngữ văn

Những năm gần đây, điểm 10 môn Ngữ văn đã không còn là chuyên lạ. Sách nhà mình xin phép không bàn luận gì thêm về chuyện môn Văn, cũng như điểm môn Văn trong những kì thi này, vì chưa có một khảo sát cụ thể và thật chuyên tâm.

Nhưng, về hai bài kiểm tra thông thường của hai học sinh lớp 8 tại hai trường, đại diện cho 2 khối: công lập và dân lập, tại Hà Nội, Sách nhà mình có nhìn ra và cảm nhận về các vấn đề như sau:

Khối trường công lập cho phần Trắc nghiệm 80% số điểm, 20% còn lại cho phần tự luận.

Khối trường dân lập toàn bộ là Tự luận, bao gồm cả Phân tích tác phẩm văn học và nghị luận xã hội. Trong từng nội dung lớn lại có các nội dung nhỏ, cụ thể trong bài viết trên:

Câu 1 (do SNM luận ra từ phương án trả lời của học sinh)

a. Nêu hoàn cảnh sáng tác của trích đoạn trong tác phẩm

b. Câu cảm thán trong trích đoạn bộc lộ điều gì?

c. Phép tu từ được sử dụng trong câu thơ cuối của trích đoạn?

Câu 2: Phân tích trích đoan thơ nêu trên theo một nhận định hoặc theo ý hiểu của em.

Câu 3:

a. Ý nghĩa của cách sắp xếp trật tự từ trong câu cho sẵn là gì?

b. Ý kiến của em về câu nói đó

c. Tại sao nói Tình cảm yêu thương là thứ tối quan trọng trong mọi xã hội?

Với kết cấu như trên, ta nhận thấy, cơ cấu đề của khối Công lập quá lỏng lẻo, cho dù có thể vin vào thời gian là 60p, trong khi thời gian với đề bài trên của khối Dân lập cũng chỉ hơn có 30p.

Bài luận đơn thuần là phân tích tác phẩm văn học, không có gì đăc sắc, nổi bât, vậy mà đạt gần tối đa (1,5/2). Với dạng đề bài này, hoc sinh có khi cứ chăm chỉ thuộc bài là đat điểm tối đa. Cái nguy hiểm là chúng không thực sự hiểu mình đang ở mức độ nào, khi mà với bài này thôi cũng gần như là hoàn hảo!

Giải pháp, tăng số lượng câu trắc nghiệm (chú trọng vào lực chọn tác giả khớp với tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, chủ đề của tác phẩm.v.v.v.) lên 20, giảm tỷ trọng điểm xuống còn 4, phần nghị luận 6, có thể tách làm 2 phần, nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

Với cơ cấu đề của khối dân lập, trong thời lượng như trên, có thể linh hoạt chuyển đổi các câu đơn thuần là kiến thức như phần a, b câu 1, a, b câu 3, để các em đỡ gấp gáp trong quá trình làm bài, hoặc tăng chất hơn nữa cho phần luận, bày tỏ quan điểm, nhận thức của mình về một vấn đề với lời văn thật chau chuốt.

Thực chất, đề bài theo cơ cấu này rất chặt chẽ, các phần trước là gợi ý cho phần luận phía sau. Và tỷ lệ điểm chắc chắn cũng phân chia cụ thể, đánh giá sát hơn về trình độ của học sinh.

Có thể trong thực tế, ở các khối trường, các trường cụ thể, sẽ có các kết cấu đề ra khác nhau cho từng lần. Nhưng, cái mô tuýp chung, hay gọi là đường hướng, thường luôn được xuyên suốt trong cả chương trình dạy lẫn bài kiểm tra hay bài thi cuối kì.

Trong khi, Văn là môn học suốt đời, và có đặc thù đặc biệt khác so với các môn khoa học khác. Vì ngoài những kiến thức cơ bản về tên tác giả, tác phẩm, nhân vật, năm sáng tác, các biện pháp tu từ, có thể thêm chủ đề, là có khung chuẩn để đánh giá, còn lại, phần nhân thức, quan điểm và cảm xúc là cái không có “điểm chuẩn”, đó là phần sáng tạo của mỗi cá nhân.

Vì vậy, mong sao đề kiểm tra cũng như chương trình học phải làm sao đảm bảo học sinh nắm được những kiến thức cơ bản và có cảm hứng, có cơ hội nói lên tiếng lòng của mình về tác phẩm, về vấn đề xã hội dựa trên cái nền tảng kiến thức cơ bản đó.

Quay trở lại với tình huống này, Sách nhà mình nhìn thấy cơ cấu đề của khối trường dân lập chặt chẽ, hợp lý.

Điều đó cũng trùng khớp với tỷ lệ thi tốt nghiệp PTTH, xét tuyển Đại học của trường này có tỷ lê luôn ở top đầu, tất nhiên còn nhiều yếu tố khác nữa, nhưng không thể không có sự góp măt của môn Văn.

Xin có vài điều chia sẻ./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.