Đâu cần biết chơi nhạc

Mình muốn khoe ngay hai cuốn sách này và câu chuyện nhỏ thú vị quanh nó liên quan đến những con người mình ngưỡng mộ bấy lâu.

Từ một lời giới thiệu của một cựu Biên tập viên NXB không chuyên ngành âm nhạc, là tác giả và đồng tác giả, dịch giả của nhiều bộ sách về lịch sử, địa lý uy tín như Sử ta chuyện xưa kể lại, Văn nghệ kháng chiến qua ống kính của Trần Văn Lưu, Chuyện tôi.v.v.v.

Một dịch giả chuyên biên soạn và dịch những tác phẩm đồ sộ về nhạc cổ điển, có thể kể đến 2 cuốn gần đây là Nhạc cổ điển _ những mảnh ghép sắc màu, và Beethoven _ Âm nhạc và cuộc đời của Lewis Lockwood.v.v.v…

Đã tìm đọc cuốn “Beethoven _ con người và nghệ sỹ” của một tác giả Việt NGUYỄN NGỌC CHI biên soạn.

Hóa ra, tác giả của cuốn sách về Beethoven được đánh giá là dễ đọc hơn cuốn bom tấn của Lockwood kia lại chính là người Thầy giáo cũ dạy hóa của dịch giả cuốn bom tấn đó. Cả hai thầy trò đều đã nhận ra nhau, và điều thú vị là cả hai đều đọc tác phẩm viết/dịch của nhau. Và đều thể hiện sự ngưỡng mộ!

Điều đặc biệt là tất cả họ, 3 con người trên đều không biết chơi nhạc cụ. Họ đến với âm nhạc cổ điển bằng nhiều cách khác nhau, nhưng điểm chung là đều yêu dòng nhạc bác học đến cháy bỏng.

Bằng tình yêu và lòng ham học hỏi, họ đã truyền lại cho đông đảo độc giả những cánh cửa bước vào thế giới huyền diệu đó.

Còn cuốn Leonardo Da Vinci, cũng thông qua câu chuyện của hai thầy trò, dưới lời kể của cậu chàng học việc, mà con người và sự nghiệp của một đại danh họa được hiển thị sống động.

Chân thành cảm ơn tất cả!

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.