Tiểu thuyết lịch sử cho thấy sự chuyển giao triều đại Trần _ Lê.
Cuốn tiểu thuyết lịch sử thứ ba của Nhà văn Trần Thanh Cảnh về Hào khí Đông A, mình đã có cơ duyên đọc đủ, không chỉ kể với độc giả về một vị anh hùng có công giúp nước nhưng kết thục cuộc đời đầy bi phẫn, mà còn cho thấy thật nhiều điều về đối nhân xử thế, về câu chuyện văn hoá, về sự vần vũ chuyển giao .v.v.v.trong cuôc đời này.
Mở đầu bằng hình ảnh con thuyền áp giải Trần Nguyên Hãn theo lệnh của Vua, xuôi theo dòng Lô giang, cuộc đời của một nhân vật ít được nhắc đến ấy, dần dần được hé lộ qua dòng kí ức của người đã ở đỉnh cao của vinh nhục trong cuộc đời.
Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn sinh ra trong thời mạt Trần, dòng dõi quý tộc, măc dù không “nằm gai nếm mật” như các nghĩa quân Lam Sơn của động chủ Lê Lợi, nhưng cũng “thù nhà nợ nước” chồng chất, cũng trải qua môt cuôc đời lẩn tránh nơi núi rừng, dùi mài kinh sử, rèn luyện võ nghệ, buôn bán gánh gồng, chờ cơ hội tìm minh chủ, trong một quãng thời gian dài thật dài.
Rồi sau đó, cũng phải tới ông, sau gần 200 năm, hào khí Đông A lâu lắm mới thấy hào sảng trở lại trong tâm thế của một tướng lĩnh thời Lê Sơ, khi đấu võ, lúc trình bày binh pháp, khi binh bố trận, trực tiếp chỉ huy đánh trận và thu nạp quân tướng khắp nơi nơi. Trận đánh thành Xương Giang, chốt trọng điểm của quân Minh dẫn đến chiến thắng hoàn toàn của vua Lê và nghĩa quân Lam Sơn, thưc sự là những trận đánh chói lọi trong lịch sử quân sự của con dân Đại Việt, mà dấu ấn của Trần Nguyên Hãn mãi sừng sững đến muôn đời.
Sạch bóng giăc giã, đất nước yên bình, thành quách được bảo tồn nguyên vẹn, đó là ước nguyện của những bậc có dòng dõi, tư tưởng đế vương hết lòng vì dân vì nước, biết thời biết thế. Nhưng mong ước cuối cùng của vị tướng quân đặc biệt ấy cũng không thành! Cũng có thể vì chốn ở ẩn của ngài cũng quá bề thế, nhộn nhịp; cũng có thể vì cái “tiện tay” của ngài cũng phá tan đươc quân giặc mạnh hơn mình rất nhiều, từ đó thu phục được vô số quân của; cũng có thể vì bóng dáng ngài vẫn khiến tất cả nhớ đến một triều đại lừng lẫy đã qua, cũng có thể vì những lời dèm pha, xúi bẩy của những phần tử ghen ghét, ít học, luôn thường trực nỗi lo sợ vô hình từ những kẻ lắm chữ, nhiều kế.v.v.v..
Thế nên, Trần Nguyên Hãn phải chết, cho dù là cách nào: tự tử, hay chết đuối, hay bị ám hại trên con thuyền nhỏ chòng chành trên dòng Lô giang…Cái kết này thực là câu chuyện đáng suy ngẫm cho việc đối nhân xử thế muôn đời!
Về bút pháp của Nhà văn Trần Thanh Cảnh trong bộ 3 cuốn Tiểu thuyết lịch sử với các nhân vật ghi dấu ấn triều nhà Trần: Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ và Trần Nguyên Hãn, ở cuốn này, đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nếu như Trần Thủ Độ và Đức Thánh Trần có nét sôi nổi, rạo rực, hào sảng của buổi khởi đầu và trên đỉnh vinh quang, thì sang Trần Nguyên Hãn, dường như tất cả lắng lại. Những đoạn tả tình giữa “trai anh hùng gái thuyền quên” ở cuốn Tiểu thuyết thứ 3 này đưa vào hợp lý, tự nhiên và đẹp hơn. Cũng có thể là độ đằm của ngòi bút rõ nét hơn sau khi tôi luyện đến 3 nhân vật lẫy lừng, cũng có thể là để hợp hơn với nốt trầm, khoá lai lịch sử cho cả môt triều đại.
Sẽ còn tiếp câu chuyện về những con đường, con phố Hà Nội, gắn với những nhân vật và cuốn sách.
THÙY DƯƠNG