Thời thơ ấu của Adersen đã đi vào “Truyện cổ Adersen” như thế!
“Ở thành phố Odense của đất nước Đan Mạch xa xôi và lạnh giá có đôi vợ chồng trẻ, người chồng tên là Hans Andersen và người vơ là Anne Marie Andersdatter.
Ngôi nhà nhỏ của đôi vợ chồng trẻ chỉ có vẻn ven hai phòng, thât ra là một phòng lớn đươc ngăn ra, một nửa làm phòng ngủ, còn nửa kia làm bếp, vừa làm phòng ăn, đồng thời cũng là nơi tiếp khách. Ngay cửa ra vào kê một chiếc bàn gỗ bốn chân thấp lè tè do chính tay Hans đóng. Đó là bàn để anh làm việc trên bàn xếp đầy các đồ nghề của thợ đóng giày: Búa, kìm lớn nhỏ đủ loại, kim, chỉ khâu, những mảnh da, khuôn giày các cỡ. Đồ đạc trong nhà đều tự tay Hans đóng và sửa chữa. Lơ lửng trên cao là một quả địa cầu thuỷ tinh khá lớn, luôn đung đưa, đươc điều chỉnh khéo léo để ánh sáng từ quả cầu rọi vào đúng chỗ đặt chiếc ghể đẩu ba chân Hans vẫn ngồi làm việc hàng ngày.
…
Rồi mùa xuân năm ấy, trong căn phòng nhỏ ấm cúng, trên chiếc cũi gỗ tự tay anh đóng, xuất hiện một đứa bé tay chân luôn ngo nguây, khóc suốt ngày. Đó là con trai mới sinh của vơ chồng Hans và Anne. Chú bé là niềm vui, niềm hạnh phúc to lớn của đôi vợ chồng trẻ. Thượng đế đã ban cho họ một đứa con trai bé bỏng, khoẻ mạnh và vô cùng đáng yêu”
Xin được tiếp lời, và họ đã ban tặng cuộc đời một Nhà văn chuyên viết cổ tích cho thiếu nhi, cho dù cuôc sống của họ có vô cùng khốn khó, nhưng luôn lấp lánh cái đep và tình yêu!
Cuốn sách nằm trong bộ sách 10 cuốn KỂ CHUYỆN CÁC DANH NHÂN do Tân Việt phát hành.
Tron bô 10 cuốn, đã có 8 cuốn:
ALFRED NOBEL VÀ BẢN DI CHÚC BẤT HỦ
LEONARDO DA VINCI – THIÊN TÀI TOÀN NĂNG
NHỮNG THĂNG TRẦM TRONG CUÔC ĐỜI&SỰ NGHIỆP CỦA ANDERSEN
ISAAC NEUTON – NHÀ KHOA HỌC VĨ ĐAI
LEZ TOLSTOY – NHÀ VĂN HIỆN THƯC THIÊN TÀI
ALBERT EINSTEIN – TUỔI THƠ GIAN KHÓ VÀ CUÔC ĐỜI KHOA HOC VĨ ĐẠI
THOMAS EDISON – THIÊN TÀI BẮT ĐẦU TỪ TUỔI THƠ
MARIE CURIE – NHÀ NHỮ KHOA HOC KIỆT XUẤT
Sắp ra:
VICTOR HUGO – CÂY ĐAI THỤ CỦA NỀN VĂN HOC LÃNG MẠN PHÁP
BEETHOVEN – NHÀ SOẠN NHẠC CỔ ĐIỂN VĨ ĐẠI THẾ GIỚI
Nhiệt liệt giới thiệu tới quý độc giả bộ sách này!
Trân trọng./.
THÙY DƯƠNG