Ra đời trong những ngày tháng khói lửa của cuộc kháng chiến chống Pháp, trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng Tổ quốc XHCN, hơn 70 năm qua, NXB Văn học luôn đồng hành cùng những biến động của đất nước, hoà chung nhịp thở của đời sống nhân dân và phong trào văn nghệ cả nước.
Tên Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn học – Literature Publishing House
Trụ sở: 18 Nguyễn Trường Tộ, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243. 7161518 – 0243. 7163409
Fax: 0243. 8294781
Email: info@nxbvanhoc.com.vn
Website: www.nxbvanhoc.com; www.nxbvanhoc.vn; www.nxbvanhoc.com.vn
Fan page facebook: Nhà xuất bản Văn học
Facebook: Nxb Văn Học
Ngày thành lập: Tháng 3 năm 1948.
Lãnh đạo qua các thời kỳ
TT | Họ và tên | Chức danh | Từ năm đến năm |
1 | Ngô Quang Châu | Giám đốc | 1948 – 1952 |
2 | Tô Hoài | Giám đốc | 1952 – 1955 |
3 | Trần Oanh | Giám đốc | 1955 – 1957 |
4 | Đặng Thai Mai | Giám đốc | 1957 – 1958 |
5 | Nguyễn Đình Thi | Giám đốc | 1958 – 1959 |
6 | Hà Minh Tuân | Giám đốc | 1959 – 1962 |
7 | Hoàng Trung Thông | Giám đốc | 1962 – 1965 |
8 | Hoài Chân – Nguyễn Đức Phiên | Phó Giám đốc phụ trách | 1963 – 1965 |
9 | Như Phong | Giám đốc | 1965 – 1979 |
10 | Nông Quốc Chấn | Giám đốc | 1979 – 1980 |
11 | Nguyễn Văn Mãi | Phó Giám đốc | |
12 | Bùi Huy Phồn | Phó Giám đốc | |
13 | Hoàng Cầm | Phó Giám đốc | |
14 | Đoàn Giỏi | Phó Giám đốc | |
15 | Kim Lân | Phó Giám đốc | |
16 | Nguyễn Xuân Sanh | Phó Giám đốc | |
17 | Bùi Hiển | Phó Giám đốc | |
18 | Tế Hanh | Phó Giám đốc | |
19 | Hồ Mậu Đường | Phó Giám đốc | |
20 | Nguyễn Thị Như Mai | Phó Giám đốc | |
21 | Nguyễn Minh Tấn | Phó Giám đốc | |
22 | Lý Hải Châu | Giám đốc | 1980 – 1988 |
23 | Nguyễn Bao | Phó Giám đốc | |
24 | Lữ Huy Nguyên | Giám đốc | 1988 – 1998 |
25 | Hoàng Thúy Toàn | Phó Giám đốc | |
26 | Dương Thu Hồng | Q. Giám đốc | 1998 – 2000 |
27 | Nguyễn Văn Lưu | Giám đốc | 2001 – 2005 |
28 | Nguyễn Văn Cừ | Chủ tịch Hội đồng thành viên
Giám đốc |
2006 – 2011 |
29 | Nguyễn Thị Hạnh | Phó Giám đốc | 2006 – 2011 |
30 | Nguyễn Bích Hảo | Q. Chủ tịch HĐTV
Phó Giám đốc phụ trách |
2011- 2012 |
31 | La Kim Liên | Phó Giám đốc | 10/2014 |
32 | Nguyễn Anh Vũ | – Phó Giám đốc
– Q. Chủ tịch HĐTV Phó Giám đốc phụ trách – Chủ tịch HĐTV Giám đốc – Tổng biên tập |
2011 – 7/2012
8/2012 – 2015
4/2015 |
+ Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 290/20 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Quận 3
Điện thoại: 0983128138 – Fax: 028.38483481
Phó Trưởng chi nhánh phụ trách: Phạm Thị Thanh Điệp
+ Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: 344 đường Trưng Nữ Vương – thành phố Đà Nẵng
Điện thoại – Fax: 0236.3888333
Trưởng văn phòng đại diện: Phạm Văn Mận
* Chức năng, nhiệm vụ:
– Xuất bản những tác phẩm văn học có giá trị từ cổ đại đến hiện đại của Việt Nam và các nước trên thế giới, phục vụ cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật và đông đảo các tầng lớp bạn đọc nhằm thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận tri thức, nâng cao văn hóa và làm phong phú hơn đời sống tinh thần, góp phần hình thành phát triển nhân cách con người mới, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
– Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật và Nhà nước, phản ánh chân thực, sinh động công cuộc xây dựng đất nước và đời sống của nhân dân thông qua những tác phẩm văn học có giá trị về nội dung, nghệ thuật, có tư tưởng lành mạnh và giàu tính nhân văn của nền văn học dân tộc.
– Xuất bản các bộ sách: Tổng tập, Toàn tập, Tuyển tập theo hệ thống chủ đề, tác giả hoặc thời kỳ văn học.
– Tìm tòi, phát hiện, giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm thực sự có giá trị, những tác giả tài năng của văn học Việt Nam đương đại, nhằm bổ sung lực lượng cho đội ngũ sáng tác của nền văn học dân tộc.
– Xuất bản các loại lịch, văn hóa phẩm… phục vụ rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân.
– Quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới trong lĩnh vực xuất bản, nghiên cứu, trao đổi và giao lưu văn hóa, văn học nghệ thuật nhằm quảng bá, giới thiệu những tác phẩm văn học tiêu biểu, có giá trị về nội dung nghệ thuật của Việt Nam với độc giả khắp các quốc gia, đồng thời chọn lựa, giới thiệu đến bạn đọc trong nước những tinh hoa của văn chương thế giới.
* Cơ cấu tổ chức
*Quá trình hình thành, phát triển và định hướng trong thời gian tới
Tháng 3 năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc, giữa hoàn cảnh kháng chiến hết sức khó khăn thiếu thốn về vật tư và phương tiện in ấn, Nhà xuất bản Văn nghệ (tiền thân của Nhà xuất bản Văn học) vẫn cho ra mắt bạn đọc một số tác phẩm văn học ghi dấu sự ra đời của mình: Việt Nam trở dạ, tuỳ bút kháng chiến của Xuân Diệu; Giác ngộ, kịch của Thao Trường; Những người ở lại, kịch của Nguyễn Huy Tưởng; Đất nước yêu dấu, tuỳ bút của Nguyên Hồng; Thơ phát động, tập thơ ca kháng chiến… Thế hệ những người sáng lập đã có công xây dựng và đưa Nhà xuất bản đi vào hoạt động trong những ngày chiến tranh ác liệt là các nhà thơ Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng…
Ra đời trong những ngày tháng khói lửa của cuộc kháng chiến chống Pháp, trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng Tổ quốc XHCN, 65 năm qua, NXB Văn học luôn đồng hành cùng những biến động của đất nước, hoà chung nhịp thở của đời sống nhân dân và phong trào văn nghệ cả nước. Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, hàng loạt những tác phẩm giàu lòng yêu nước, hừng hực khí thế chiến đấu và chan chứa một niềm tin chiến thắng của các thế hệ nhà văn đi kháng chiến đã được Nhà xuất bản Văn học ấn hành, đưa đến tay bạn đọc trên khắp mọi miền Tổ quốc. Những tác phẩm đó thấm đẫm máu và mồ hôi, được viết dưới làn mưa bom bão đạn, phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống, chiến đấu, lao động, sản xuất gian khổ mà hào hùng của đồng bào chiến sĩ cả nước, góp phần không nhỏ trong việc khơi dậy lòng yêu nước của mỗi người dân, ca ngợi những chiến công oanh liệt trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của quân và dân ta với bạn bè quốc tế.
Đất nước thống nhất, NXB Văn học lại tiếp tục trọng trách lớn lao nhưng cũng rất đỗi tự hào, đó là nhiệm vụ làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân qua việc giới thiệu những tinh hoa văn học của Việt Nam và thế giới. Với nền văn học dân tộc, đầu tiên phải kể tới những cố gắng hết sức lớn lao của NXB Văn học trong việc nghiên cứu, sưu tầm biên soạn để mang tới cho độc giả những tác phẩm đặc sắc trong kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú và đa dạng của cha ông với nhiều thể loại ca dao, tục ngữ, dân ca, truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn… Tiếp đến là những tác phẩm văn học thành văn từ thế kỷ X cho tới văn học cận đại với những tác giả Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Tản Đà, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh… Nền văn học hiện đại Việt Nam mang đậm dấu ấn của Nhà xuất bản Văn học, có thể kể đến sách của rất nhiều các tác giả đã được xuất bản: Tố Hữu, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Bùi Hiển, Hải Triều, Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh, Tô Hoài, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Đình Thi, Ma Văn Kháng, Anh Đức, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu… Hầu hết những tên tuổi lớn của văn học hiện đại Việt Nam đều có tác phẩm công bố tại Nhà xuất bản Văn học. Thậm chí có những nhà văn, từ tác phẩm đầu tay cho đến tác phẩm cuối cùng đều được in tại Nhà xuất bản Văn học, như trường hợp nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Không thể không nhắc tới văn học dịch, một mảng sách rất quan trọng và đã tạo nên thương hiệu cho NXB Văn học. Từ trước đến nay, các tác phẩm văn học dịch của NXB Văn học vẫn được đông đảo bạn đọc cả nước tín nhiệm. Trong mấy chục năm qua Nhà xuất bản Văn học đã giới thiệu tương đối đầy đủ và có hệ thống đến độc giả những tinh hoa của văn học thế giới, từ cổ đại Hy Lạp, La Mã đến những tác phẩm kinh điển của các nền văn học lớn như Nga, Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc…, văn học hiện đại Mỹ La tinh, v.v… với nhiều trào lưu, trường phái đa dạng, phong phú. Sách dịch văn học luôn chiếm một tỉ lệ đáng kể trong số đầu sách xuất bản của Nhà xuất bản Văn học trong thời gian qua. Có thể kể đến một số tác giả: V.Huygô, A.Đuyma, H.Banzac, Standal, Flôbe, L.Tônxtôi, A.Tônxtôi, M.Sôlôkhôp, M.Gorki, A.Puskin, Lecmôntôp, Đôtôiepxki, Sêkhôp, A.Camuy, Hêmingway, G.Macket, Mariô Druzô, Pautôpxki, Gớt, O.Henry, Lỗ Tấn, Lý Bạch, Đỗ Phủ… với tác phẩm văn học đã trở thành đỉnh cao của văn chương thế giới như: Chiến tranh và hòa bình, Những người khốn khổ, Ba người lính ngự lâm, Hoàng hậu Macgô, Đỏ và đen, Tấn trò đời, Anna Karênina, Hamlet, Anh em nhà Karamazôp, Phục sinh, Cuốn theo chiều gió, Thuỷ hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Hồng lâu mộng, v.v… Mảng sách văn học nước ngoài của Nhà xuất bản Văn học được chuyển ngữ bởi một đội ngũ dịch giả đồng thời cũng là những nhà soạn giả đầy uy tín với hầu hết những tên tuổi lớn như Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Ngọc, Trương Chính, Nhị Ca, Phạm Mạnh Hùng, Cao Xuân Hạo, Huỳnh Lý, Đỗ Đức Hiểu, Hữu Ngọc, Phan Ngọc, Dương Tường, Phan Hồng Giang, Thuý Toàn…
Không thể bỏ qua một hệ thống sách hết sức đặc biệt và quý giá của Nhà xuất bản Văn học, được đông đảo bạn đọc quan tâm, đặc biệt là giới nghiên cứu văn học. Đó là những bộ sách toàn tập tác giả như Toàn tập Nguyễn Du, Toàn tập Nguyễn Trãi, Toàn tập Nguyễn Bỉnh Khiêm, Toàn tập Nguyễn Tuân, Toàn tập Xuân Diệu, Toàn tập Nguyễn Minh Châu, Toàn tập Tản Đà, Toàn tập Chế Lan Viên, Toàn tập Cao Bá Quát, Toàn tập Phan Tứ, Toàn tập Nguyễn Công Hoan, Toàn tập Vũ Trọng Phụng, Toàn tập Đặng Thai Mai, Toàn tập Nguyễn Đình Thi, Toàn tập Tố Hữu, Toàn Tập Vũ Ngọc Phan, Toàn tập Huy Cận, Toàn tập Chu Văn…. Các bộ sách toàn tập này tập hợp trọn vẹn trước tác của những tác gia lớn, những cây đại thụ của văn học Việt Nam để giới thiệu đến bạn đọc, với ý nghĩa khảng định một đời văn, một sự nghiệp sáng tác cũng như để ghi nhận những đóng góp nhất định của mỗi tác giả đối với nền văn học dân tộc. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới những bộ hợp tuyển của Nhà xuất bản Văn học: Hợp tuyển văn học dân gian, Hợp tuyển văn học thế kỷ X đến thế kỷ XX, Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, Văn chương một thời để nhớ, Văn học Việt Nam thế kỷ XX… Đây là những bộ sách có tính chất tổng kết, chọn lọc và lưu giữ những giá trị tinh tuý nhất của văn học nước nhà qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, góp phần rất lớn trong việc khái quát diện mạo, tầm vóc và khẳng định sự phát triển liên tục, mạnh mẽ của nền văn học Việt Nam. Văn học Việt Nam thế kỷ XX, cú lẽ là bộ sách đồ sộ nhất trong lịch sử hỡnh thành và phỏt triển của NXB Văn học với hơn 100 tập, khổ lớn (16 x 24cm), một bộ sỏch cú ý nghĩa tổng kết và lưu giữ những thành tựu, tinh hoa của văn học Việt Nam trong thế kỷ XX, một thế kỷ vẻ vang, rạng rỡ, và hào hựng nhất dõn tộc. Văn học Việt Nam thế kỷ XX là sản phẩm tập trung trí tuệ của rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phờ bỡnh, của đông đảo đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ của các trường đại học, các viện nghiên cứu… Bộ sách được giới văn học nghệ thuật trong cả nước đánh giá là một bảo tàng của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Bộ sách được triển khai trong vũng 10 năm và hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Tìm tòi và giới thiệu những tác phẩm giá trị của nền văn học đương đại trong nước và thế giới luôn là mục tiêu hàng đầu của Nhà xuất bản Văn học. Tuy nhiên, sự kiếm tìm đó luôn dựa trên một tiêu chí chọn lựa hết sức khắt khe để giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Giới sáng tác trong nước từ lâu vẫn coi NXB Văn học là một thương hiệu đẳng cấp để họ công bố tác phẩm và khẳng định tên tuổi. Đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của NXB Văn học trong việc phát hiện, bồi dưỡng và khuyến khích những tài năng văn học mới cho đất nước. Với dòng văn học nước ngoài đương đại, sự thẩm định dường như còn kỹ lưỡng hơn nhằm đưa đến độc giả những tác phẩm đặc sắc của các trào lưu, khuynh hướng sáng tác phù hợp với đời sống xã hội, thuần phong mỹ tục qua những bản dịch chất lượng, bao gồm nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, lý luận phê bình, nghiên cứu… Nhiều tác phẩm sau khi xuất bản (của cả trong và ngoài nước) đã thu hút được sự quan tâm rất lớn, trở thành sự kiện của giới văn học nghệ thuật trong cả nước.
Những năm gần đây, sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ và đưa đến vô vàn khó khăn cho ngành xuất bản nói chung và NXB Văn học nói riêng. Trong bối cảnh đó, NXB Văn học buộc phải có những phương cách và giải pháp thích hợp để có thể đứng vững và phát triển trong cơn lốc của sự suy thoái. Nhưng rồi, có vẻ sóng gió đang dần qua đi, những giá trị đích thực lại trở về đúng ngôi vị vốn có. Sách của NXB Văn học vẫn liên tục được xuất bản đưa đến tay bạn đọc. Từ những tác phẩm cổ điển của văn học trong và ngoài nước được tái bản lại với sự chú trọng, cải tiến vượt bậc về kỹ thuật, mỹ thuật và công nghệ in ấn; cho đến những tác phẩm thực sự có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nhiều tác giả tên tuổi trong dòng chảy mạnh mẽ của văn học Việt Nam đương đại, những tác phẩm văn học có ý nghĩa chính trị, xã hội, giáo dục sâu sắc khơi dậy lòng yêu nước, tự hào về truyền thống cha ông, khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc… Đặc biệt, ngày càng có nhiều những tinh hoa của các nền văn học lớn trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ… các tác giả, tác phẩm văn học đoạt những giải thưởng danh tiếng như Nobel, Booker…được NXB Văn học mua bản quyền, tổ chức dịch và giới thiệu đến đông đảo bạn đọc trong nước. Nhà xuất bản Văn học đang nỗ lực không ngừng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và tiếp cận với những công nghệ hiện đại, những phương thức xuất bản tiên tiến trên thế giới như eBooks, audio Book… để tự tin vứng bước trên con đường hội nhập.
* Định hướng của nhà xuất bản trong thời gian tới.
Bám sát và thực hiện đúng đường lối, quan điểm về văn hóa – văn nghệ của Đảng và Nhà nước, không ngừng nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của xuất bản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân và trình độ phát triển của đất nước.
+ Về xuất bản:
– Thông qua những tác phẩm văn học có giá trị về nội dung và nghệ thuật, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, góp phần vào sự nghiệp nâng cao dân trí, giáo dục tư tưởng, bồi đắp tình cảm nhân văn và đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về tiếp cận tri thức, giải trí và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ biên tập viên, không ngừng tìm tòi, phát hiện và giới thiệu đến đông đảo độc giả những tác phẩm tinh hoa của văn học Việt Nam và các nước trên thế giới.
– Hoàn thành tổng kết các di sản văn học mà các thế hệ nhà văn trong thế kỷ XX đã sản sinh ra hiện còn tản mạn, chưa tập trung được trong di sản văn học dân tộc. Trước mắt, Nhà xuất bản Văn học sớm hoàn thành các bộ Toàn tập các tác phẩm, tác giả, các Tuyển tập văn học theo các chuyên đề, chủ đề, đề tài.
– Công bố lại ở mức hoàn chỉnh cao nhất các tác phẩm đã được xuất bản ở Nhà xuất bản Văn học có nội dung, nghệ thuật hay, xuất sắc của Việt Nam và thế giới được bạn đọc hâm mộ.
Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác về xuất bản, giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới. Nhanh chóng tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ để kịp thời hòa nhập, ứng dụng các loại hình xuất bản tiên tiến, hiện đại trên thế giới.
+ Về công tác tổ chức – đào tạo
– Xây dựng một đội ngũ lãnh đạo mới, trẻ có tri thức đủ đức, tài, thích ứng các nhiệm vụ mới, hoàn cảnh mới của thế kỷ XXI.
– Đào tạo và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ biên tập viên, năng động, có khả năng hoàn thành tốt các công việc biên tập, biên soạn, biên dịch, viết phê bình văn học…
– Xây dựng một siêu thị sách để giới thiệu, trao đổi và tiêu thụ các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản Văn học.
Trong định hướng lâu dài, Nhà xuất bản Văn học sẽ phấn đấu trở thành một tập đoàn chuyên xuất bản sách văn học lớn của cả nước.
Những sản phẩm tiêu biểu
Trong suốt 65 năm qua, rất nhiều tác phẩm do Nhà xuất bản Văn học ấn hành đó nhận được các giải thưởng lớn trong nước và quốc tế (cả nội dung lẫn hình thức) như: Giải thưởng Quốc tế Matxcơva năm 1970, Giải thưởng Quốc tế Leipzig năm 1971, Giải thưởng Hoa Sen của Hội Nhà văn Á Phi, Giải thưởng M.Gorki năm 1987, Giải thưởng Văn học Châu Á năm 1993, Giải thưởng Văn học Đông Nam Á… Ngoài ra, sách Nhà xuất bản Văn học còn đoạt rất nhiều giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật, Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng, Tặng thưởng của Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật – Ban Tuyên giáo Trung ương… dành cho những tác phẩm xuất sắc với nhiều thể loại thơ, văn, dịch thuật…
* Các tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách Việt Nam:
– Văn học Việt Nam thế kỷ XX: 103 tập – sách đẹp 2001
– Truyện ngắn Shekhốp – sách đẹp năm 2009
– Nhật ký Đặng Thùy Trâm (bản dịch tiếng Lào) – sách hay năm 2009
– Trương Đăng Quế cuộc đời và sự nghiệp – sách đẹp năm 2010
– Tuyển tập Đạm Phương nữ sử – sách hay năm 2011
– Từ chiến trường khu 5 – sách hay, sách đẹp năm 2012
* Danh sách xuất bản phẩm tiêu biểu:
Bộ sách Văn học Việt Nam thế kỷ XX (103 tập), Bộ sách Tác phẩm văn học được Giải thưởng Hồ Chí Minh (30 cuốn), Bộ sách Văn chương một thời để nhớ (40 cuốn), Từ chiến trường khu 5 (3 quyển). Các bộ Toàn tập tác giả đã xuất bản: Toàn tập Nguyễn Du; Toàn tập Nguyễn Trãi; Toàn tập Nguyễn Đình Chiểu; Toàn tập Cao Bá Quát; Toàn tập Đặng Thai Mai; Toàn tập Vũ Bằng; Toàn tập Hải Triều; Toàn tập Ngô Tất Tố; Toàn tập Nguyễn Huy Tưởng; Toàn tập Tú Mỡ; Toàn tập Nguyễn Ngọc Tấn-Nguyễn Thi; Toàn tập Xuân Diệu; Toàn tập Nguyễn Minh Châu; Toàn tập Nguyễn Tuân; Toàn tập Hoài Thanh; Toàn tập Tản Đà; Toàn tập Chế Lan Viên; Toàn tập Phan Tứ; Toàn tập Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc; Toàn tập Thiếu Sơn; Vũ Ngọc Phan toàn tập; Chu Văn toàn tập; Huy Cận toàn tập; Tế Hanh toàn tập; Nguyễn Đình Thi toàn tập; Lưu Trọng Lư toàn tập; Tủ sách Tác phẩm mới…
- Thành tích (huân chương)
– Huân chương Độc lập hạng Nhất (2003)
– Huân chương Độc lập hạng Nhì (1998)
– Huân chương Độc lập hạng Ba (1988)
– Huân chương Lao động hạng Nhất (1983)
– Huân chương Lao động hạng Nhì (1981)