Bài 7: Francis Bacon

Francis Bacon là một nhà quý tộc người Anh, có một cuộc đời chính trị thăng trầm: ông là nghị sĩ, làm đến chứ Đại pháp quan. Vì ăn hối lộ, ông phải vào tù và rút lui khỏi sinh hoạt chính trị.

Marx đánh giá Bacon là “ông tổ thực sự của chủ nghĩa duy vật Anh và tất cả những khoa học thực nghiệm hiện đại”. Triết học của ông phản ánh quyền lợi của giai cấp tư sản đương lên: đã phá triết học luận, đề ra phương pháp khoa học thực nghệ và quy nạp với ba giai đoạn của logic mới (quan sát sự việc, quy nạp, nêu lên một giả thuyết, kiểm tra giả thuyết bằng thực nghiệm). Mục đích khoa học là làm chủ thiên nhiên. Tác phẩm lớn của ông là Phương pháp mới của khoa học (Novum organum scientiarum, 1620, tiếng La-tinh). Tác phẩm này đề ra những nguyên tắc đến nay còn dùng trong khoa học luận. Về chính trị, Bacon ủng hộ tư tưởng thống trị thế giới và chiếm thuộc địa, tán dương chế độ quân chủ chuyên chế.

Sau đây, xin trích một số câu của Bacon:

Người nào có vợ con tức là đưa số phận làm con tin, vì đó là những mối cản trở đối với sự nghiệp lớn.

Con ruồi đậu trên trục bánh xe đang chạy tự hào nói: Mình tung ra không biết bao nhiêu là bụi.

Ít người nhận ra được thế nào là cô đơn và nỗi cô đơn bao la đến thế nào. Vì đám đông đâu phải làm đám người thân, những bộ mặt chẳng qua chỉ là một loạt chân dung ở phòng triển lãm, chuyệ trò với nhau chỉ là tiếng kẻng vang lên ở nơi không có tính yêu.

Muốn chi phối được thiên nhiên thì phải biết tuân thủ theo theo thiên nhiên.

Có những cuốn sách đọc đến nhấm nháp, có những cuốn đọc ngốn ngấu, và một số ít, cần đọc kĩ để tiêu hóa được.

Danh vọng y như cái chợ: đôi khi nếu ta ở đáy ít lâu thì giá cả lại xuống.

Trích trang 33, 34

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.