Cảo thơm lần giở – Bài 40

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!


———————-

Cuộc đời vô cùng phong phú, nếu ta chẳng thấy gì hay trong cuộc đời thì chớ đổ tại, mà phải nhận lỗi về mình;

Cái đẹp của mọi nền văn chương là: mình phát hiện ra những ước vọng của mình cũng y như của mọi người, mình hông phải là duy nhất và không hề khác mọi người.

Khi tôi còn ít tuổi, nghĩa là ít biết chống đỡ hơn, dễ bị tổn thương hơn, cha tôi khuyên tôi một điều mà tôi thường nghĩ đi nghĩ lại: khi con có ý định chỉ trích ai, hãy nghĩ là không phải ai cũng có những thuận lợi như mình.

Một số suy nghĩ của Fitzgerrald
————————–
Nhà văn Mĩ Francis Scott Key Fitzgerrald (1896-1940) nổi danh vì tiểu thuyết và truyện ngắn vào những năm 20 của thế kỷ 20, ông là người phát ngôn của “kỉ nguyên nhạc Jazz”. Năm 1922, ông viết tập Truyện về kỉ nguyên nhạc Jazz (Tales of the Jazz Age). Ông định nghĩa “Kỷ nguyên này là kỉ nguyên của thế hệ mới, lớn lên để thấy tất cả các thần linh đã chết, tất cả các cuộc chiến tranh đã kết thúc, tất cả các tín ngưỡng trong con người đều khuynh đảo”.
…..
Thành công rực rỡ đầu tiên của Fitzgerrald là cuốn tiểu thuyết Phía bên đây Thiên đường (This side of the paradise, 1920) xuất bản năm ông 24 tuổi, viết trong trại lính, được coi là bản tuyên ngôn của thế hệ trẻ sau chiến tranh 1914-1924….

Gasby cừ khôi (The Great Gasby, 1952), xuất bản khi ông 29 tuổi, được coi là một kiệt tác của ông, ở đó, tác giả gợi lại nhiều kỉ niệm cá nhân trong khi kể mọt cách trào phúng câu chuyện thời sự về tình và tiền vào những năm cuồng loạn ở Mĩ sau chiến tranh Thế giới thứ nhất, những năm được mệnh danh là “Những năm 20 ầm ĩ” (The roaring Twenties)…

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.